Như các bác đã biết thương hiệu Mộc Quang được hàng ngàn khách hàng biết đến, tin tưởng và sử dụng sản phẩm là nhờ vào gốc gác xuất thân từ ngôi làng nghề truyền thống hàng trắm năm – làng Nhị Khê. Thế nhưng không phải ai cũng biết về ngôi làng có bề dày truyền thống văn hóa này. Bài viết hôm nay, Mộc Quang xin được trân trọng giới thiệu tới các bác về nguồn cọi văn hóa cũng như nét đẹp của làng nghề Nhị Khê.
Mục lục
Nguồn gốc tên gọi Nhị Khê
Tìm lại ghi chép trong những cuốn gia phả của các dòng họ sinh sống tại địa phương thì xưa kia vùng đất nài có tên là Trại Ổi (hay Ngọc Ổi)
Tương truyền đây là vùng đất đẹp, phong cảnh trữ tình.
Thế nên vào thời Lý, ngự trên thuyền rồng xuôi theo dòng Tô Lịch về phía nam kinh thành nhà vua thường du ngoạn thăm thú cảnh vật thấy nơi đây đất đai trù phú, cây cối đôi bên bờ sông hoa nở rực rỡ, nên đã đặt tên vùng này là Nhụy Khê (nghĩa là suối hoa).
Ðịa linh sinh nhân kiệt, làng quê này đã sản sinh, nuôi dưỡng tâm hồn nhiều danh nhân văn hóa. Ðiển hình là gia tộc Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi.
Nguyễn Phi Khanh- thân phụ của Nguyễn Trãi, sau khi thi đỗ thái học sinh (tiến sĩ), ông về quê ở Nhị Khê, mở trường dạy học tại khu vực ao Huê trại Ổi.
Yêu quý mảnh đất quê hương, Nguyễn Phi Khanh đã lấy tên quê hương làm tên hiệu của mình là Nhị Khê.
Yêu mến đức độ và tài năng (thế kỷ 14), dân làng đã lấy tên hiệu của ông làm tên làng Nhị Khê.
Nguyễn Trãi thuở nhỏ ở với ông ngoại là Trần Nguyên Ðán tại kinh thành Thăng Long và Côn Sơn (thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
Năm lên mười tuổi, ông về Nhị Khê ở với cha, được cha thương yêu, dạy dỗ tại ngôi trường dựng trên đất làng.
Nhị Khê văn hiến trở thành cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ, tâm hồn Nguyễn Trãi thuở ấu thơ, góp phần hình thành, vun đắp những tư tưởng lớn lao, sâu sắc về nhân nghĩa, an dân, đưa ông trở thành nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa tiêu biểu của nước ta thời kỳ phong kiến.
Câu chuyện về ông tổ nghề tiện Nhị Khê
Xưa kia, làng Nhị Khê còn có tên nôm là làng Dũi.
Không chỉ nổi tiếng với truyền thống văn hiến, khoa bảng, làng Dũi còn có nghề tiện tinh xảo có lịch sử hàng trăm năm nay, được lưu truyền trong bài ca dao:
“Hỡi cô con gái bên sông
Có về Dũi Tiện với anh thì về
Dũi Tiện có cây bồ đề
Có sông tắm mát, có nghề tiện mâm”.
Từ xưa đến nay, nhân dân Nhị Khê vẫn truyền kể cho nhau về ông tổ nghề tiện rằng:
“Xưa kia, có một cụ già đi qua vùng này, không ai rõ tên tuổi, quê quán, sẵn đem nghề tiện gỗ tròn truyền dạy cho dân bên hữu ngạn sông Tô Lịch là Khánh Vân, Hoàng Xã, Đỗ Hà… Biết chuyện hay, dân làng Dũi ở tả ngạn sông Tô Lịch xin cụ già theo học. Số người làng Dũi học khá nhanh và đông. Cảm lòng trò, cụ sang ở hẳn bên này sông dạy cho cả làng Dũi.”
Do có nghề tiện, nên việc tín ngưỡng ở làng Nhị Khê cũng có nét đặc trưng riêng: Ngày Tết, dân làng đi lễ trước tiên là lên đình, thứ đến nhà thờ tổ nghề, rối mới đi chúc Tết nhau.
Và trong hành trang về quê giỗ tổ, người gốc làng Nhị Khê đều đem theo hai thứ thiết yếu đặt lên bàn thờ đó là: lễ phẩm hương hoa và bó dụng cụ của nghề tiện như quét, cán, khoan để nhờ chủ lò rèn ở làng tôi, đánh lại (với ý nghĩa lấy lấy phước của quê hương và ông tổ nghề).
“Nên thợ nên thầy vì có học
No ăn no mặc bởi hay làm”
Đó là những câu của bài thơ số 173 trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi đề tặng cho người dân làng Dũi Tiện (hiện gọi là làng Nhị Khê) mà ông coi như quê hương thứ hai của mình.
Từ lò tiện thô sơ, nhờ khéo tay, hay việc mà người thợ dũi tiện ở Nhị Khê luôn biết tiếp thu cái mới để giữ gìn và phát huy nghề truyền thống, vươn tới thương hiệu riêng.
Đến nay, qua nhiều thế kỷ, người dân Nhị Khê tự hào bởi vẫn giữ được truyền thống ham học hay làm.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nhị Khê Nguyễn Tiến, cũng là hậu duệ đời thứ 18 của dòng họ Nguyễn cho biết, Nhị Khê được công nhận làng nghề vào năm 2001.
Nếu trước đây tiện thủ công phải có tám dụng cụ (cưa, vời, bộ quét, các loại khoan, miết, đá mài, bàn tiện, vồ) thì ngày nay đã dùng cưa máy, máy dập hạt tròn, cối máy xay hạt cho nhẵn, máy sấy hạt…
Do được cơ khí hóa, nên năng suất lao động tăng cao, sản phẩm đạt chất lượng cao và đồng đều, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống cho người thợ.
Ngoài việc sản xuất các hàng hóa thông thường, nhiều hộ dân chuyển sang sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp từ những chất liệu được du khách ưa chuộng như: sừng, ngà, xương, vỏ trai, đá…
Các sản phẩm bằng đá sau khi được tiện xong, chuyển sang những người thợ chạm khắc ở làng Nhân Hiền (xã Hiền Giang) hoàn thiện, hoặc các sản phẩm bằng tiện gỗ sẽ nhờ thợ làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, Phú Xuyên) làm sơn mài…
Từ làng quê nhỏ bé này, rất nhiều đồ trang sức, thủ công mỹ nghệ chất lượng cao như: tràng hạt đeo, bình, lọ, bát, đĩa, hộp đựng, gạt tàn thuốc, đế đèn, cây đèn… đã xuất khẩu đến với khách hàng thị trường các nước trên thế giới.
Sản phẩm từ làng nghề Nhị Khê
Tìm hiểu về các sản phẩm tại làng nghề truyền thồng Nhị Khê: TẠI ĐÂY
tuyệt vời
Cảm ơn chị, mình đã có dịp khé thăm làng nghề Nhị Khê chưa ạ? Nếu chưa thì nên qua một lần nha!